Thứ ba, 06/03/2018, 13:8 GMT+7

Những thách thức An toàn thực phẩm tiếp tục phải đối mặt trong năm 2018

Năm 2018, ngành thực phẩm sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc cải thiện an toàn thực phẩm đồng thời phát triển doanh nghiệp của mình. Trong đó, biến đổi khí hậu sẽ là mối đe dọa lớn đối với an toàn thực phẩm trên toàn thế giới.


Mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong phát triển các công cụ kiểm soát, giám sát an toàn thực phẩm cũng như các qui định nghiêm ngặt hơn và cả những tiến triển trong việc giáo dục người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm nhưng báo cáo về dịch bệnh do thực phẩm gây ra cho thấy số lượng vẫn ngày càng tăng. Các biện pháp thử nghiệm nhạy cảm hơn, hành vi người tiêu dùng thay đổi, các vấn đề của biến đổi khí hậu, phương thức vận chuyển và tính toàn cầu hóa ngày càng tăng cùng sự phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu đang góp phần làm tăng thêm con số này. Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho thấy thực phẩm là nguyên nhân của 48 triệu bệnh mỗi năm ở hoa Kỳ.

Các thách thức an toàn thực phẩm tồn tại trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ giai đoạn đầu tiên cho tới giai đoạn cuối cùng đưa ra thị trường. Chuỗi cung ứng giống như mối quan hệ tuyến tính. Quản lý thách thức trong toàn bộ chuỗi cung ứng từ trang trại tới bàn ăn rất phức tạp và không dễ dàng. Do vậy, các tổ chức cần giảm bớt sự phức tạp này trong chuỗi cung ứng để có thể kiểm soát tốt hơn toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm.

Để làm được như vậy, chúng ta cần chủ động xác định những rủi ro tiềm ẩn và giảm nhẹ tác động của chúng, nhờ đó có thể bảo vệ thương hiệu và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi. Giải quyết các thách thức an toàn vệ sinh thực phẩm đòi hỏi đầu tư vào công nghệ thông tin, quản lý chuỗi cung ứng và xây dựng năng lực quản lý an toàn thực phẩm từ cấp Giám đốc điều hành đến những đối tượng khác trong chuỗi sản xuất.

Những lĩnh vực then chốt sau phải được quản lý thì mới có thể giải quyết những thách thức mới đối với ngành công nghiệp thực phẩm.

Công nghệ thông tin

Thu thập thông tin trong toàn bộ chuỗi cung ứng là rất khó. Hầu hết các tổ chức vẫn đang sử dụng bảng tính điện tử hoặc các hệ thống độc lập được kết nối lại với nhau. Khả năng thu thập những dữ liệu này và có được một đánh giá tổng quan không dễ dàng.

Ngoài ra, công nghệ thông tin có thể tác động tới năng suất cũng như an toàn thực phẩm và chất lượng. Một ví dụ điển hình là việc sử dụng công nghệ Blockchain để theo dõi hoạt động của các đối tác trong chuỗi cung ứng. Blockchain cũng đã được chứng minh là một công cụ hiệu quả trong quản lý các vấn đề gian lận thực phẩm và bảo vệ thực phẩm. Các công ty thực phẩm đa quốc gia hàng đầu đã bắt đầu chú ý và đầu tư vào công nghệ Blockchain. Tuy nhiên, cũng có những lỗ hổng mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt. Tấn công mạng hay các phương thức gian lận được thực hiện thông qua internet là những thách thức lớn. Khả năng một công ty phải dừng hoạt động lại do có kẻ xâm nhập vào hệ thống truy cập để lấy trộm các thông tin quan trọng hoàn toàn có thể xảy ra. Đây chính là một mối đe dọa mới. Do vậy, các công ty nên đưa việc đánh giá hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm có sử dụng internet vào kế hoạch đánh giá rủi ro trong kinh doanh.

Quản lý chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng toàn cầu phụ thuộc lớn vào việc các chuỗi cung ứng nhỏ có được kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả hay không. Với điều kiện tốt nhất cùng các biện pháp kiểm soát hiện đại, mối nguy đối với an toàn thực phẩm và đối với cả tài chính của một doanh nghiệp sẽ được kiểm soát.

Đạo luật hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA) thừa nhận tính dễ tổn thương của các nhà cung cấp và quy định nghiêm ngặt các tiêu chuẩn tối thiểu cho các cơ sở thực phẩm dưới sự kiểm soát của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Đối với những nhà cung cấp có mong muốn xây dựng hệ thống quản lý nên bắt đầu với FSMA. 


Lãnh đạo An toàn thực phẩm

Cam kết về quản lý là cần thiết để đảm bảo rằng các thách thức an toàn thực phẩm được kiểm soát đầy đủ để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh và để giảm thiểu ảnh hưởng do thất bại trong việc bảo vệ người tiêu dùng gây nên. Để đảm bảo an toàn thực phẩm là một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, lãnh đạo công ty phải cung cấp các nguồn lực đầy đủ, cần thiết và chú trọng tới tầm quan trọng của an toàn thực phẩm nhằm hạn chế hoặc giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

Các công ty thực phẩm phải yêu cầu đối tác của họ đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm và yêu cầu này phải là nằm trong chiến lược kinh doanh của công ty. Họ phải trở thảnh những người kể chuyện tuyệt vời khi tương tác và tiếp thị các giải pháp về an toàn thực phẩm mà có thể đảm bảo khả năng sản xuất thực phẩm an toàn nhưng đồng thời cho phép tăng trưởng kinh doanh. Họ cần phải nêu bật những lợi ích nảy cùng với khả năng tái đầu tư với các giải pháp của họ. Ngoài ra họ cũng cần phải bổ trợ kiến thức an toàn thực phẩm cho các đối tượng liên quan trực tiếp tới an toàn thực phẩm giúp thay đổi hành vi và đảm bảo rằng an toàn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm ra thị trường.

Ngành chế biến thực phẩm có thể bắt nguồn từ năm 1810 với việc mở một nhà mảy đóng hộp ở Pháp và Đạo luật đầu tiên về an toàn thực phẩm được ra đời năm 1906 chính là Đạo luật về Thực phầm và Dược phẩm cùa Mỹ và từ đó an toàn thực phẩm không còn là chủ đề mới nữa. Năm 2011, quy định về an toàn thực phẩm toàn diện nhất, FSMA đã được ban hành. Các công ty thực phẩm lớn và nhỏ có thể vẫn đang loay hoay với khái niệm an toàn thực phẩm và làm thế nào phù hợp vởi văn hoá công ty của họ. An toàn thực phẩm là một quá trình quan trọng đòi hỏi mức độ chú ý cao nhất trong kế hoạch và chiến lược của nhiều doanh nghiệp. Các công ty thực phẩm hàng đầu đã tính toán vả hiểu tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng các sản phẩm họ sản xuất ra thị trường an toàn cho người tiêu dùng và không gây thiệt hại gì cho doanh nghiệp.

Khái niệm “Văn hóa an toàn thực phẩm’’ đã được đề cập đến. Văn hoá an toàn thực phẩm tốt nên được coi là khái niệm tổ hợp của văn hóa doanh nghiệp mở rộng. Xác định văn hoả doanh nghiệp là trách nhiệm của Giám đốc điều hành công ty nhưng khi an toàn thực phẩm trờ thành một phần trong giao dịch hàng ngày thì nó cũng là một phần của văn hóa kinh doanh. An toàn thực phẩm chứa đựng nhiều rủi ro và như vậy văn hóa kinh doanh cùa doanh nghiệp cũng có nhiều rủi ro.

Những thách thức quan trọng khác cần xem xét

Cơ sở hạ tầng

Chính phủ Mỹ đã nhấn mạnh rằng Mỹ cần tăng đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại thế giới, tạo việc làm và tăng lương cho người lao động và giảm chi phí hàng hoá và dịch vụ cho người dân. Nếu cơ sở hạ tầng kém phát triển sẽ tiêu tốn hàng nghìn đỏla mỗi năm trên/hộ gia đình ở Mỹ. Theo báo cáo của các chuyên gia về phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông đường bộ và đưởng thủy cẩn phải được thiết kế nhằm ứng phó với nước biển dâng và hậu quả khác của biến đổi khí hậu.

Thiên tai

Năm 2017, Mỹ hứng chịu nhiều trận bão xảy ra liên tiếp gây thiệt hại nặng nề cả về cơ sở hạ tầng và nhiều cộng đồng dân cư. Theo ước tính chỉ riêng cơn bão Harvey hồi tháng 8 đã gây thiệt hại khoảng từ 70 - 200 tỷ USD. Thiếu nước, điện và cơ sở hạ tầng giao thông bị phá hủy gây không ít khó khăn cho người dân Mỹ.

Trong bối cảnh này, việc kiểm soát chuỗi cung ứng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở nên vô cùng quan trọng. Sau cơn bão Harvey, hệ thống cấp thoát nước bị hư hỏng nặng. Khu vực này lại tập trung công nghiệp hóa dầu do vậy các hóa chất độc hại được tìm thấy ở trong hệ thống nước ngầm và các cơ sở xử lý nước. Lúc này, sức khỏe cộng đồng được đặt lên hàng đầu. Sản xuất thực phẩm bị đình chỉ. Toàn bộ nguồn nguyên liệu thô bị nghẽn lại trong quá trình vận chuyển do giao thông bị phá hủy cần phải được đánh giá mức độ an toàn một cách toàn diện.

Thiên tai đang trở thành thách thức rất lớn đối với quản lý an toàn thực phẩm. Các công ty cần có chương trình quản lý khủng hoảng. Theo đó, nhóm an toàn thực phẩm và các nhóm khác như luật pháp, hậu cần và các bên liên quan tiến hành phân tích mô hình thất bại và ảnh hưởng của chúng, cũng như xem xét, đánh giá tác động của thiên tai.

Thẩm định

Trong số vô số những thách thức mà ngành công nghiệp thực phẩm phải đối mặt thì yêu cầu mới của FSMA về việc xác minh các biện pháp phòng ngừa là một thách thức mới. Việc xác minh này nhằm mục đích tăng độ tin cậy cho biện pháp kiểm soát phòng ngừa có trong kế hoạch an toàn thực phẩm giúp giảm thiểu hoặc giảm mối nguy an toàn thực phẩm tới mức chấp nhận được. Thẩm định là một khái niệm tương đối mới cho ngành công nghiệp thực phẩm và vẫn là mối bận tâm và tranh luận của nhiều chuyên gia thực phẳm và các nhà xây dựng luật.

Tổng kết

Những tiến bộ trong khoa học và công nghệ đem lại lợi ích lớn cho ngành sản xuất và chế bíén thực phẩm. Ngày nay chúng ta có thế sản xuất thực phấm hiệu quả hơn bao giờ hết. Sức mạnh của khoa học và công nghệ đã biến đổi ngành nảy.

Chúng ta có thể làm được nhiều thứ mà chúng ta nghĩ là không tưởng cách đây 20 năm. Giải mã trình tự toàn bộ bộ gen, ngũ cốc không chứa gluten, đậu phộng không gây dị ứng và khử trùng bằng nhiệt độ cao là những ví dụ điển hỉnh.

Khoảng 225 năm trước khi Nicolas Appert đựng thức ăn trong chai thủy tinh và ngâm chúng vào nước đang sôi để sau đó có thể bảo quản chúng được lâu. Cả Appert vả các nhà khoa học khác trong thời cùa ông đều chưa hiểu gi về vi khuẩn anaerobic cũng như chưa có khái niệm gì về hậu quả của việc tiếp xúc với độc tố thần kinh do Clostridium botulinum sinh ra. Tuy vậy, ngành chế biến đồ hộp đã nhanh chóng phát triển và trên thực tế đã thay đổi thế giới cũng như phát triển kinh tế thế giới, ở các nước phát triển, nhu cầu về thực phẩm đông lạnh tăng nhanh chóng đến mức các siêu thị lớn phải sắp xếp lại và bổ sung thêm nhiều sản phẩm đồng lạnh.

Tuy vậy, ngày càng nhiều rủi ro đối với nguồn cung lương thực liên quan đến thiên tai như lũ lụt, bão và cháy rừng. Những thảm hoạ nảy có thể phá hoại và làm gián đoạn chuỗi cung ứng, có thể gây tổn hại lớn đến sự ổn định của xã hội. Ngành công nghiệp thực phẩm chứa đựng rủi ro lớn và thực phẩm mà chúng ta sản xuất dễ bị tàn phá bởi lũ lụt, hoả hoạn và bão. Những thảm họa thiên nhiên liên quan đến khí hậu có thể là vấn đề đương đại lớn nhất mà ngành công nghiệp thực phẩm phải đối mặt. Biến đổi khí hậu đang làm cho ngành công nghiệp thực phẩm, đặc biệt là các nhà lãnh đạo phải cân nhắc lại kế hoạch kinh doanh và chiến lược để đối phó với thực tế mới này.

DIÊN VỸ
(Theo Food Safety Magazine)
Bản tin thử nghiệm ngày nay số 3 - Tháng 01/2018


CASE CẦN THƠ
Copyright © 2010-2024 case.vn, All right reserved Contact us - About Case
Design by case.vn - Counter : 2245125 | Online : 11