Thứ tư, 06/12/2017, 14:19 GMT+7

Yếu tố thúc đẩy sự khác biệt trong thực tiễn thử nghiệm an toàn thực phẩm

Thị trường không đồng nhất trên toàn thế giới, và có những sự khác biệt rất lơn trong thực hành thử nghiệm an toàn thực phẩm ở các khu vực khác nhau.

Yếu tố thúc đẩy những sự khác biệt này bao gồm công nghệ, chi phí và sự sẵn có về nhân công, cấu trúc ngành kinh doanh chế biến thực phẩm ở từng khu vực, và trong một số trường hợp, là sự không tự nguyện thay đổi.

Trên toàn thế giới, khu vực nào thử nghiệm nhiều nhất?

Tổng số thử nghiệm thực phẩm  với tỷ lệ theo vùng như sau:

Bắc Mỹ: 30%

Châu Âu: 31%

Châu Á – Thái Bình Dương: 29%

Phần còn lại của thế giới: 10%

Khoảng ¾ số thử nghiệm thực phẩm (Hình 1) là thử nghiệm định kỳ, còn lại là thử nghiệm mầm bệnh. Tỷ lệ phân bổ này có thể đồng đều ở các khu vực , nhưng mỗi vùng có sự khác nhau về quy mô và dân số. Ngoài ra, khi số lượng thử nghiệm của khu vực được tính tỉ lệ theo dân số, dữ liệu cho thấy một hình ảnh rất khác. Tỉ lệ thử nghiệm vi sinh vật thực phẩm trên đầu người đạt cao nhất ở Bắc Mỹ (0,9/người), thứ hai ở Châu Âu (0,6/người) và thấp nhất ở Châu Á (0,07/người).

Số lượng thử nghiệm thường dao động theo tỉ lệ tương đối so với khối lượng thức ăn và các loại thực phẩm được sản xuất. Trong một thế giới được phát triển đồng đều, con số này cũng sẽ tương quan với quy mô dân số. Như chúng ta đã biết, sự phát triển kinh tế không đồng đều, và có những nước đang phát triển ở Châu Á và những nơi khác có mức độ công nghiệp hóa thấp trong sản xuất thực phẩm , cũng như có các khu vực gặp vấn đề đáng kể về mất an ninh lương thực. Thực phẩm do nông dân địa phương sản xuất và bán ở các chợ địa phương có lẽ sẽ không hề được kiểm tra, và nếu không có đủ thức ăn, sự an toàn của thực phẩm sẽ ít quan trọng hơn việc đơn giản là có được một thứ gì đó để ăn. Mặc dù không hẳn là miễn dịch hoàn toàn, nhưng khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu ít bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt lương thực, và chế độ ăn của phương Tây chủ yếu là thịt, thực phẩm chế biến và thực phẩm ăn liền, tất cả đều có nhu cầu cao hơn trong việc thử nghiệm phân tích thực phẩm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng thử nghiệm

An ninh lương thực

Tuy nhiên, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc, trung bình khoảng trên 75% lượng lương thực sẵn có ở Châu Á và trên thế giới hiện nay (được tính bằng lượng calo hàng ngày) chủ yếu tập trung ở các nước đã phát triển. Việc tiêu thụ các loại rau và ngũ cốc chưa qua chế biến đang được dần thay thế bằng việc tiêu thụ ngũ cốc chế biến, đường, dầu thực vật, thịt và sản phẩm sữa. Khi xu hướng này tiếp diễn, các nhà chế biến thực phẩm sẽ cung cấp nhiều thực phẩm hơn nữa, làm tăng nhu cầu thử nghiệm. Sự dịch chuyển này chỉ ra tiềm năng to lớn cho sự tăng trưởng của thị trường chế biến thực phẩm ở Châu Á, và tiếp theo đó chính là tiềm năng của thị trường thử nghiệm thực phẩm Châu Á. Nếu thử dự đoán tỷ lệ số lượng thử nghiệm trên dân số Châu Âu và Châu Á, số lượng thử nghiệm ở Châu Á sẽ vượt quá tổng số lượng thử nghiệm trên thế giới hiện nay.

Sự phân bổ của phương pháp thử nghiệm

Sự phân bổ của phương pháp thử nghiệm được sử dụng cũng không nhất quán trên khắp thế giới, với sự khác biệt khá lớn về cách thực hiện đối với cả thử nghiệm mẫu định kỳ (Hình 2) và mầm bệnh (Hình 3). Những khác biệt này tác động tới cấu trúc của thị trường khu vực và có ảnh hưởng rất lớn tới giá trị thị trường của mỗi khu vực. 


Phân bổ số lượng thử nghiệm trên thế giới

Loại hình thử nghiệm

Tại Bắc Mỹ, thử nghiệm định kỳ thường sử dụng các phương pháp thuận tiện và có giá trị cao hơn, dao động trong khoảng từ 1$ đến 3$. Trong khi đó tại Châu Âu, các thử nghiệm định kỳ thường được thực hiện bằng môi trường nuôi cấy truyền thống, đựng trong đĩa, với giá thấp hơn 1$. Thử nghiệm mầm bệnh tại Bắc Mỹ cũng phần nhiều thiên về các phương pháp test nhanh, sử dụng thiết bị và chi phí cao hơn, với 94% các thử nghiệm sử dụng phương pháp phân tử hoặc xét nghiệm miễn dịch. Trong khi đó tại Châu Âu, chỉ 43% các thử nghiệm mầm bệnh định kỳ sử dụng những công nghệ này. Thử nghiệm tại Châu Á khác biệt hơn hẳn, với hơn 90% cả thử nghiệm định kỳ và thử nghiệm mầm bệnh vẫn đang sử dụng các phương pháp nuôi cấy truyền thống. 


Các loại hình thử nghiệm định kỳ

Sự chênh lệch về loại hình thử nghiệm này có ảnh hưởng quan trọng đến giá trị thị trường khu vực, mặc dù số lượng thử nghiệm của khu vực tương tự nhau.

Các phương pháp phát hiện mầm bệnh và sử dụng thiết bị có giá bán trong khoảng 8$ - 16$ một thử nghiệm, trong khi các thử nghiệm nuôi cấy, sử dụng môi trường nuôi cấy truyền thống đối với hầu hết các mẫu ở Châu Á có thể có giá bán 1$ hoặc thấp hơn cho một thử nghiệm.

Sự chênh lệch này thể hiện rõ trong giá trị thị trường của mỗi vùng, với thị trường Bắc Mỹ chiếm 40% tổng giá trị thị trường toàn cầu, và thị trường Châu Á chỉ chiếm 21% tổng giá trị thị trường. Châu Âu với độ phân bổ các loại hình thử nghiệm đồng đều hơn, đã chiếm thị phần lớn hơn trong thị trường toàn cầu ở mức 33%. 

 

Các khu vực trên thế giới

Như đã đề cập ở trên, những sự khác biệt này là do sự khác nhau của mỗi khu vực. Các công ty ở Bắc Mỹ và Châu Âu quan tâm đến việc đầu tư vào chi phí vốn cao, công nghệ, nhưng tiết kiệm nhân công và thời gian. Tuy nhiên, các công ty Châu Á tập trung nhiều hơn vào việc sử dụng thử nghiệm chuẩn đoán với chi phí trực tiếp thấp nhất, và không gặp áp lực về chi phí nhân công như các đối tác tại khu vực khác. Các công ty Châu Á báo cáo rằng, so với các công ty tại Mỹ, Canada và Châu Âu, họ gặp ít rắc rối hơn trong việc thuê và giữ chân các thử nghiệm viên có kĩ năng.

Các công ty Châu Á cũng báo cáo rằng họ có một số lượng lớn hơn các nhà khoa học và thử nghiệm viên có kĩ năng cao để lựa chọn, và việc có một nhà vi sinh vật học phân tích mẫu tại khoang làm việc hoặc giám sát những nhân viên thực hiệc công việc đó là chuyện rất bình thường. Cảnh tượng tương tự như thế không dễ bắt gặp ở một PTN của Mỹ hay Châu Âu. Có sẵn những nhân lực với trình độ kĩ năng như vậy để thực hiện và phân tích các phương pháp nuôi cấy truyền thống đã loại bỏ một số lợi thế của các phương pháp sử dụng thiết bị.

Kết luận

Việc hiểu rõ những khác biệt này là rất quan trọng. Nếu điều kiện về nhân lực thay đổi ở Châu Á, xuyên suốt tại khu vực này hoặc ở một số quốc gia, hoặc thậm chí ở một số vùng của quốc gia (ví dụ như Trung Quốc, nơi mà mỗi vùng có thể có điều kiện nhân lực khác nhau), chúng ta sẽ thấy nhu cầu về nhân viên thử nghiệm thay đổi. Hơn nữa, với sự sẵn có của các công nghệ về thiết bị phân tích nhanh, việc tiếp nhận các phương pháp mới có thể diễn ra rất nhanh chóng. Sự hòa hợp về các yêu cầu về thử nghiệm an toàn thực phẩm đang tiếp tục được thúc đẩy thông qua sự toàn cầu hóa về chứng nhận, yêu cầu của người mua và sự hợp nhất chuỗi cung ứng, và những áp lực này có thể cũng yêu cầu nhà sản xuất phải nhanh chóng thích ứng và thay đổi quy trình của mình. Khi quá trình này tiếp diễn, các phương pháp thử nghiệm tại Châu Á và các khu vực còn lại của thế giới sẽ phải ngang hàng với những phương pháp sử dụng tại Bắc Mỹ và Châu Âu, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng cao hơn trong tương lai. Những công ty thử nghiệm chẩn đoán mà bỏ lỡ những tín hiệu thị trường này có thể dễ dàng đánh mất cơ hội thị trường.

Theo Food Safety Magazine

CASE CẦN THƠ
Copyright © 2010-2024 case.vn, All right reserved Contact us - About Case
Design by case.vn - Counter : 2245069 | Online : 46